THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌCTHIẾT BỊ ĐOÀN ĐỘIslide1
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Nhom ki thuat
Tư vấn trực tuyến
Tư vấn trực tuyến
Kinh Doanh
0977234398
Tư vấn trực tuyến
Kỹ thuật
0983806917
Tư vấn trực tuyến
Hỗ trợ Nội dung
0975295215
Sản phẩm bán chạy
Đối tác
Trống Múa Lân Http://trongtan.vnTrống Tân ViệtTrống Rượu Vang

 

 

Google+

 

 

DỊC VỤ TRỐNG MÚA LÂN SƯ RỒNG

MÚA LÂN SƯ RỒNG NGHỆ THUẬT LÀM SAY MÊ LÒNG NGƯỜI

MÚA LÂN SƯ RỒNG NGHỆ THUẬT LÀM SAY MÊ LÒNG NGƯỜI
Múa lân là một môn nghệ thuật múa dân gian bắt nguồn từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam đã lâu đời và hiện đang rất thịnh hành. Vốn là con vật biểu thị cho sự thịnh trị, thái bình và sự ấm no cho muôn nhà nên trong những ngày Tết Nguyên đán, dịp tết Trung thu, các dịp khai trương, lễ lạc... nếu được lân tới giúp vui thì bao nhiêu chuyện xui xẻo, buồn bực sẽ tan biến, hạnh phúc, may mắn đến.

 

 

MÚA LÂN

 

Múa  trống lân là một môn nghệ thuật múa dân gian bắt nguồn từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam đã lâu đời và hiện đang rất thịnh hành. Vốn là con vật biểu thị cho sự thịnh trị, thái bình và sự ấm no cho muôn nhà nên trong những ngày Tết Nguyên đán, dịp tết Trung thu, các dịp khai trương, lễ lạc... nếu được lân tới giúp vui thì bao nhiêu chuyện xui xẻo, buồn bực sẽ tan biến, hạnh phúc, may mắn đến.

 

Đối với những người mê múa trống  lân thì đây là một nghệ thuật làm say mê lòng người. Thường đội lân phải gồm nhiều người, tùy theo đội lớn nhỏ có thể từ 15 đến 30 người/đội. Ngoài những người múa chính ở đầu và đuôi lân, còn có những người giữ vai trò đánh trống, thanh la, xập xèng, cờ ngũ sắc và không thể thiếu ông Địa. Khi lân múa phải thể hiện các động tác hỷ, nộ, ái, ố với các tư thế như: vui đùa, nhào lộn, lăn tròn, nhảy, vồ, cắn, nuốt, thở, lùi, cảnh giác, dò xét, tìm kiếm... nhằm biểu đạt trạng thái của con lân. Vì vậy, người múa chính thường là những người biết võ, có sức khỏe tốt và tập luyện thường xuyên, thành thục các động tác của con lân.


 Trong múa trống lân, đòi hỏi người múa đầu lân và đuôi lân phải phối hợp nhịp nhàng, người múa đuôi nhìn người múa đầu ra động tác là người múa đuôi biết phần tiếp theo phải xử lý thế nào, nếu sơ xảy có thể dẫn đến chấn thương. Do đó, trong đội lân những người múa đầu và đuôi lân thường là những cặp rất hợp ý với nhau. Những năm 1990 trở về trước, người múa đầu lân thường đóng vai trò chủ đạo thể hiện các động tác khó khi múa, người múa đuôi chỉ đóng vai trò phụ.

 

Vai trò của múa đầu lân rất quan trọng, tuy nhiên gần đây phần múa chính đã chuyển sang người múa đuôi lân. Ngoài có sức khỏe và kỹ thuật tốt, người múa đuôi luôn phải nhanh trí trong cách xử lý tình huống, động tác rõ ràng, chính xác. Trong nghệ thuật múa lân, tiếng trống giữ vai trò chủ đạo.

 

Khi lân múa người đánh trống sẽ nhịp trống nhanh; lân quỳ đánh nhịp trống chậm lại; lân ngủ đánh nhịp trống thưa và nhẹ; khi lân thức dậy, nhịp trống đánh rộn ràng; lúc lân ngoạm tiền vào miệng tiếng trống được đánh nhanh, mạnh và đánh liên hồi nhằm thể hiện trạng thái sung sướng của con lân... Trong đội lân, vai trò của ông Địa cũng rất quan trọng và dễ gây ấn tượng với hình ảnh phe phẩy chiếc quạt to, ru lân ngủ, đánh thức lân dậy, làm trò vui cho gia chủ, trẻ em...


Với các ông địa có nghề còn có những lời chào hay khiến cho gia chủ rất vui như: “Nay lần đuổi tà ma/Cho cửa nhà lộc đỏ, cho trái hoa chín vàng/Chúc cho gia chủ bình an/Học hành đỗ đạt, mùa vàng bội thu”. Múa  trống lân có nhiều bài múa khác nhau.

 

 Nếu múa trống lân trong dịp Tết có các bài mang ý nghĩa cầu chúc gia chủ an khang thịnh vượng như: Kim ngân sư chúc thọ, Lân hái cỏ linh chi, Lân ngậm cá chép vàng, Lân leo cột hái lộc... Tùy theo năng lực của đội lân có nhiều kiểu múa khác nhau như kiểu: Độc chiếm ngao đầu (múa 1 lân), song hỉ (múa 2 lân), Tam tinh (3 con lân với 3 màu: vàng, đỏ, đen cùng múa), Tam anh (3 con lân cùng múa), Tứ quý long hưng (múa cùng lúc 4 lân - trắng, vàng, đỏ, đen hoặc xanh)... cho đến Trường trường cửu cửu ( 9 con lân cùng múa một lúc).

 

Ngày nay, để lân múa hấp dẫn hơn, nhiều đoàn lân đã sáng tạo ra nhiều bài mới để múa như: La Hán phục sư, Mai hoa thung... Sự hơn nhau giữa các đội lân là nghệ thuật Mai hoa thung - tiết mục biểu diễn của lân trên dàn “cọc trụ hoa mai” được làm bằng khung sắt có độ cao từ 0,5m đến 3m và dài từ 10m đến 15m, đây cũng chính là tiết mục thể hiện đẳng cấp của mỗi đội lân.

 

 Ngoài diễn đạt trạng thái xúc cảm, người múa Mai hoa thung phải là người có trình độ võ thuật, thể hiện qua việc thực hiện các bộ tấn có cự ly dài ngắn và cao thấp khác nhau. Ở bài biểu diễn này, mỗi cọc thung biểu thị cho một ngọn núi và con lân khi băng qua núi đồi, khe vực nhấp nhô phải thể hiện các cung bậc cảm xúc hỷ, nộ, ái, ố. Thường những thành viên múa Mai hoa thung là những thành viên giỏi nhất trong đội lân vì nếu không nắm được những kỹ thuật cơ bản sẽ rất dễ bị té ngã. Trình độ và đẳng cấp của đội lân còn thể hiện ở bài “Lân leo cột hái lộc”.

 

 Để vừa múa và vừa leo lên cột cao từ 6 đến 10m, người múa lân phải dày dạn kinh nghiệm, có thời gian tập luyện từ vài tháng đến vài năm. Hầu hết những múa lân trong các đội lân không chọn múa lân là nghề nghiệp nhưng những ai đã đam mê tiếng trống múa lân “ tùng tùng, cắc cắc” rồi thì không bỏ được vì đem lại niềm vui, may mắn cho nhiều người. Nên mỗi khi cầm đầu lân, những người múa lân đều có cảm giác vui khó tả. Tiếng trống rộn ràng và các tiết mục múa trong những ngày xuân, lễ hội, khai trương... luôn đem đến niền vui, hạnh phúc, bình an cho mọi người. Vì vậy múa lân cũng rất nhiều người ưa thích.

^ Về đầu trang