THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌCTHIẾT BỊ ĐOÀN ĐỘIslide1
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Nhom ki thuat
Tư vấn trực tuyến
Tư vấn trực tuyến
Kinh Doanh
0977234398
Tư vấn trực tuyến
Kỹ thuật
0983806917
Tư vấn trực tuyến
Hỗ trợ Nội dung
0975295215
Sản phẩm bán chạy
Đối tác
Trống Múa Lân Http://trongtan.vnTrống Tân ViệtTrống Rượu Vang

 

 

Google+

 

 

DỊC VỤ TRỐNG MÚA LÂN SƯ RỒNG

NGHIỆP LÂN - SƯ- RỒNG

NGHIỆP LÂN - SƯ- RỒNG
Nghề múa trống Lân - Sư - Rồng (LSR), thường tập luyện cả năm nhưng chỉ biểu diễn vài ba ngày lễ tết, hay những dịp các cơ quan, đơn vị khai trương... Khi đã theo nghề này, nhiều người gọi đó là cái nghiệp. Từ niềm đam mê khi nghe tiếng trống rộn rã của những đoàn lân, nhiều người đã dấn thân theo nghề “ghiền không bỏ được”.

 

múa lân sư rồng

 

Nghề múa trống Lân - Sư - Rồng (LSR), thường tập luyện cả năm nhưng chỉ biểu diễn vài ba ngày lễ tết, hay những dịp các cơ quan, đơn vị khai trương... Khi đã theo nghề này, nhiều người gọi đó là cái nghiệp. Từ niềm đam mê khi nghe tiếng trống rộn rã của những đoàn lân, nhiều người đã dấn thân theo nghề “ghiền không bỏ được”.

 

Trước, cả TPHCM chỉ có một vài đoàn LSR hoạt động, mừng lễ tết, khai trương… Nhưng vài năm trở lại đây, số lượng các đoàn tăng lên ngày một nhiều hơn và có mặt ở khắp các quận huyện trên địa bàn thành phố với trên dưới 50 đoàn LSR lớn nhỏ. Chẳng hạn như Đoàn Vạn Chài (quận 4), Phù Đổng, Quốc Hào (quận 6), Tinh Võ (quận 8), Đoàn Anh Đường (quận 3), Tâm Hoa 2 (Bình Tân), Phước Hưng Đường (Gò Vấp), Hằng Anh Đường, Toàn Thắng (quận 11)…

 

Riêng quận 5 có đến 15 đoàn khác nhau và được xem là trung tâm của lực lượng LSR thành phố. Mỗi đoàn có từ vài chục người đến cả trăm người, già trẻ - bé lớn có đủ. Sức hút của tiếng “tùng thình”, “chập chã” Khi đến với nghề múa  trống LSR, điều bắt buộc đầu tiên mỗi người đều phải học, luyện võ thuật để có thể nhảy múa, thực hiện những động tác trèo múa trên cây cao, múa trên mai hoa thung (trên các trụ sắt cao 2, 2 – 3 mét)…

 

Lứa tuổi bắt đầu đến với nghề múa LSR thường là 8, 9 tuổi. Và thường các em này rất gan dạ, chịu khó tập luyện, có năng khiếu. Trong quá trình thực hiện, con lân thể hiện khá nhiều động tác hỷ, nộ, ái, ố… với những tư thế nhảy, vồ, cắn nuốt, thở, lăn vòng, vặn mình, ngồi, nằm, đứng, tiến, lùi cảnh giác, dò xét…”. Cho nên, các đoàn “cạnh tranh” nhau cũng rất khốc liệt, tồn tại hay không tồn tại dựa vào tên tuổi, lịch sử truyền thống của đoàn và đặc biệt là lực lượng diễn viên, càng nhỏ tuổi mà diễn hay thì khán giả càng khoái. Chính vì thế các đoàn luôn tuyển mộ các thành viên nhí để đào tạo, thường là dạy miễn phí. Khi các em diễn được, tham gia các suất diễn sẽ được trả cát sê 20.000 đồng – 30.000 đồng/suất và mấy ngày Tết cát sê được từ 50.000 – 60.000 đồng/suất/người.

 

Ngoài ra còn có tiền thưởng, lì xì của các gia chủ, nơi đoàn đến diễn. Tuy nhiên thành viên của hầu hết những đoàn LSR đến với nghề này không phải bởi cát sê mà chủ yếu ham vui, mê tiếng trống lân sư rồng  “tùng thình, tùng thình, tùng thình…” và tiếng “chập chã”. Khi đã vào nghề thì múa LSR gần như đã trở thành cái nghiệp không thể rời xa. Các thành viên đoàn LSR hầu hết đều bận rộn, ngày đi học văn hóa, học nghề, bán vé số… thế nhưng tối nào cũng tranh thủ chạy đi… tập múa LSR. Có em tuổi đời mới 18, 19 nhưng đã gắn bó 7, 8 năm, 10 năm với nghề. Em Châu Chí Thành, thành viên Đoàn LSR Tâm Hoa Đường thường xuyên tập luyện tại Công viên Văn Lang cho biết: “Nghề này tập luyện bị té sưng đít, ê mông, trặc tay, trầy sước mình mẩy là chuyện thường ngày…

 

Mặc dù tập luyện rất vất vả nhưng khi đã vào nghề rồi, không ai muốn nghỉ, thậm chí có lúc diễn không cát sê cũng đi. Chỉ cần nghe tiếng trống, tiếng chập chã đánh liên hồi là tự dưng cảm thấy nao nao trong lòng…”. Các thành viên trong những đoàn LSR thường được dạy võ, luyện công từ nhỏ nên khi lớn lên nhiều người có thể biểu diễn những pha đập đá xanh, dùng cổ uốn cong thanh sắt… Và có người trở thành vận động viên võ thuật của một số đội tuyển võ thuật. Những kỷ lục của Nhơn Nghĩa Đường Có nhiều thành tích, kỷ lục nhất trong các đoàn LSR hiện nay nước ta chính là đoàn LSR Nhơn Nghĩa Đường.

 

Đây là đoàn của phái võ Thiếu Lâm Châu Gia do võ sư Lưu Hào Lương thành lập năm 1937. Năm 1991, đoàn được mời sang Nhật biểu diễn trong chương trình giới thiệu “Chuyện lạ” của Đài Truyền hình Fuji. Đoạt giải nhất hội thi múa LSR toàn quốc, nhiều giải A, giải xuất sắc tại các Liên hoan LSR của THPCM. Nhiều lần đại diện VN đi tham dự các cuộc thi múa trống LSR tại Malaysia, Ma Cao, Thái Lan. Từng đoạt giải nhì tại Cúp Thái Hoàng múa LSR quốc tế tại Thái Lan. Nhiều lần được mời đi biểu diễn tại Hong Kong, Trung Quốc, Ma Cao, Singapore…

 

Các thành viên của đoàn Nhơn Nghĩa Đường đều là những võ sinh ưu tú của môn phái Thiếu Lâm Châu Gia, có người đã gắn bó cả đời mình nên việc tổ chức, sắp xếp biểu diễn, tập luyện… đều đã đi vào qui củ. Chưởng môn hiện thời của môn phái là võ sư – lương y Lưu Kiếm Xương, nên các đệ tử của ông không chỉ được học võ mà còn được dạy những phương pháp sơ cứu, phòng khi biểu diễn, luyện tập có tai nạn xảy ra. Thiếu Lâm Châu Gia mở nhiều lớp võ miễn phí, nên thu hút được rất nhiều môn sinh, đảm bảo lúc nào cũng có đủ 180 thành viên cho đoàn. Chính bề dày lịch sử, chịu tìm tòi, sáng tạo nên những tiết mục lân lên Mai hoa thung, lân leo cột, lân vượt tường hay múa trống rồng… của Đoàn Nhơn Nghĩa Đường luôn được hoan nghênh. Trong số các tiết mục hấp dẫn ấy, võ sư Lưu Kiếm Xương bộc bạch: “Chúng tôi tự hào là Đoàn LSR VN đang giữ kỷ lục Đông Nam Á về tiết mục lân leo cột, với chiếc cột cao chót vót 12m. Đây là một kỷ lục rất khó thực hiện, vì ngay cả ở Trung Quốc người ta cũng chỉ mới leo cột cao 6 - 7m mà thôi”.

 

Một kỷ lục khác đang được đoàn LSR này nắm giữ là kỷ lục múa rồng. Tại lễ hội mừng Sài Gòn 300 năm, đoàn Nhơn Nghĩa Đường đã trình diễn con rồng dài… 300m, huy động hàng trăm vận động viên tham gia! Các vận động viên phải phối hợp thật nhịp nhàng, ăn khớp với nhau khi thực hiện các động tác uốn lượn của rồng. Nếu các vận động viên phía trước thực hiện không đúng động tác thì những vận động viên phía sau té hàng loạt. Võ sư Lưu Kiếm Xương bật mí: “Tết Ất Dậu này, chúng tôi sẽ biểu diễn tiết mục mới Kim kê hóa phượng hoàng vừa được thiết kế - dàn dựng, tập luyện thành công. Qua tiết mục này, chúng tôi muốn gởi lời chúc xuân, một năm yên vui, thành đạt sẽ đến với mọi người”. Võ sư Lưu Kiếm Xương cho biết thêm: “Chúng tôi đang tập luyện tiết mục lân leo cột cao 15m và giới thiệu với công chúng cả nước trong chương trình “Chuyện lạ Việt Nam” do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện thời gian tới”

 

Mọi Thông tin hoặc tư vấn về sản phẩm Trống Trường Học  quý khách vui long liên hệ

 

 

Văn phòng TP.HCM Văn phòng Hà Nội
 
2/18 Đoàn Thị Điểm - Q. Phú Nhuận
 
Điện Thoại : 0977234398
 
200C5 - Đại Kim - Hoàng Mai 
 
Điện Thoại : 0977.234.398
 
Email : Bomtanviet@gmail.com

 

 

 

 

 

^ Về đầu trang