THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌCTHIẾT BỊ ĐOÀN ĐỘIslide1
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Nhom ki thuat
Tư vấn trực tuyến
Tư vấn trực tuyến
Kinh Doanh
0977234398
Tư vấn trực tuyến
Kỹ thuật
0983806917
Tư vấn trực tuyến
Hỗ trợ Nội dung
0975295215
Sản phẩm bán chạy
Đối tác
Trống Múa Lân Http://trongtan.vnTrống Tân ViệtTrống Rượu Vang

 

 

Google+

 

 

TRỐNG ĐỌI TAM

TRỐNG ĐỌI TAM BAY XA TRÊN ĐẤT BÌNH DƯƠNG

TRỐNG ĐỌI TAM BAY XA TRÊN ĐẤT BÌNH DƯƠNG
Ở ấp Nội Hóa 1, xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, có một nơi ngày ngày vang lên âm thanh "tùng…tùng…” quen thuộc của nhiều loại trống, đó là xưởng sản xuất của những người thợ làm trống gốc gác từ Đọi Tam vào đây sinh sống. Cơ sở làm trống của anh Phan Văn Thập nằm sâu trong một con hẻm, diện tích xưởng khoảng 150m2 nằm cạnh nhà ở của gia đình anh Thập, khoảng sân phía trước chất đầy những thớt gỗ mít.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRỐNG TÂN VIỆT

 

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRỐNG TÂN VIỆT

Địa chỉ : Làng nghề Trống Đọi Tam - Đọi Sơn - Duy Tiên - Hà Nam

Điện Thoại : home 03513.838.741    mobi  0977234398

Văn phòng giao dịch : 200C5 Khu Đô Thị Mới - Đại Kim - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện Thoại 0983806917 

 

Nghề làm trống ở Đọi Tam (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) vốn nổi tiếng với truyền thống cha truyền con nối; nhưng không phải ai cũng có thể nối nghiệp cha ông. 
Nghề này đòi hỏi khả năng thẩm âm tốt, tính tỉ mỉ, chịu khó mới có thể làm được những chiếc trống có âm vang, chuẩn ngoài yêu cầu vừa bền, vừa đẹp.

Ở ấp Nội Hóa 1, xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, có một nơi ngày ngày vang lên âm thanh "tùng…tùng…” quen thuộc của nhiều loại trống, đó là xưởng sản xuất của những người thợ làm trống gốc gác từ Đọi Tam vào đây sinh sống.


Cơ sở làm trống của anh Phan Văn Thập nằm sâu trong một con hẻm, diện tích xưởng khoảng 150m2 nằm cạnh nhà ở của gia đình anh Thập, khoảng sân phía trước chất đầy những thớt gỗ mít.
 trống đọi tam
trống đọi tam


Đến Bình Dương từ năm 2003, anh Thập vốn là tay thợ lành nghề của làng trống Đọi Tam ở Hà Nam - nơi vốn nổi tiếng với nghề làm trống có truyền thống từ thời Tiền Lê với đủ loại trống mang tính đặc trưng riêng biệt. Để có một sản phẩm tốt, những người thợ phải rất tỉ mỉ và tốn rất nhiều công sức, từ khâu chọn gỗ làm tang (thân trống), chọn da làm mặt trống đến việc bưng (bịt) trống cũng đòi hỏi rất nhiêu công sức, kỹ năng chuyên nghiệp.
 

Tang trống thường phải làm từ loại gỗ mít, vừa nhẹ, không bị ngót và quan trọng nhất là giữ được “tiếng”. Gỗ mít khi đóng không bị cong, vênh hoặc nứt…ngoài ra còn có khả năng đàn hồi tốt nên khi sử dụng trống sẽ không bị biến dạng.

Việc chọn gỗ rất quan trọng, gỗ mít càng già thì sẽ cho chất lượng âm thanh của trống càng chuẩn và độ âm vang cao. Từ những cây gỗ mít được chọn lựa kỹ càng sẽ được thợ cắt thành những thớt gỗ lớn có độ dày phù hợp để rồi sau đó tiếp tục được cắt thành từng dăm làm tang trống.


Tùy theo kích cỡ của từng loại trống mà thợ chia thành bao nhiêu dăm, cũng như chọn độ cong, độ dẻo của dăm để khi ghép thân trống không bị vênh với nhau.  Những miếng dăm trống khi ghép với nhau được mài nhẵn và vừa khít không một kẽ hở.
Trong khâu hoàn thiện, những người thợ còn tỉ mỉ phết sơn vào các khe để đảm bảo độ kín của trống. Cứ mỗi lớp sơn người ta lại phủ lên một lớp keo mỏng.


Tùy loại trống mà có cách làm da và bịt khác nhau, trống nhạc lễ, trống trường, trống chùa… mỗi loại đều có âm thanh riêng biệt. Chất lượng tiếng trống từ việc bào da (phan da) trâu để làm mặt trống quyết định phần lớn. Khâu xử lý da để cho ra thành phẩm cũng là một công đoạn phức tạp và công phu, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm. Khi bịt mặt trống, phải căng sao cho vừa, để khi đánh tạo tiếng kêu giòn, vang.


Anh Thập cho biết, để làm được chiếc trống đảm bảo tiếng kêu tốt và độ bền cao, phải chọn cho được loại da trâu già, được xử lý khi vừa mới mổ (mới làm thịt), tuyệt đối không dùng da trâu đã ngâm muối. Sau đó mang da trâu về căng ra phơi khô, lấy cỡ mặt trống, cắt da tròn rồi mới bịt… Đây là các khâu rất “đặc trưng” của nghề làm trống và tại cơ sở của anh, hầu hết da trâu đều được mang từ vùng quê Hà Nam vào và đã qua xử lý. Chính vì vậy các sản phẩm của cơ sở anh luôn đảm bảo cho âm thanh như trống gốc Đọi Tam.


Hiện nay, cơ sở sản xuất của anh Thập thường xuyên có khoảng bốn, năm thợ và đến cuối tuần những người đi bỏ mối các tỉnh lại tề tựu về tham gia làm trống. Hầu hết mọi người đều được học nghề và bắt đầu làm trống từ năm 15-16 tuổi tại làng nghề, tới nay không ai dưới 20 năm kinh nghiệm nên chất lượng trống sản xuất ở đây không kém gì những chiếc được làm tại chính làng nghề ở Hà Nam.

 

trống đọi tam trên toàn quốc

trống đọi tam trên toàn quốc


Mặt da được cắt gọt bỏ phần thừa sau khi bưng xong mặt trống. Tới đây, về cơ bản đã hoàn thành một cái trống trước khi sơn phết thân trống.

trống miền nam
trống miền nam

 

Anh Trần Thiện đang làm sạch mặt da trống trước khi đóng chốt tre giữ tấm da chặt vào thân trống.
làm trống gỗ

 

Người thợ đứng dậm lên mặt trống để căng đều mặt da khiến mặt trống dùng lâu ngày vẫn không bị “chùng”.


Người thợ đứng dậm lên mặt trống để căng đều mặt da khiến mặt trống dùng lâu ngày vẫn không bị “chùng”.


 vạch dăm trống
vạch dăm trống

Tùy theo cỡ và từng loại trống để chia tang trống thành bao nhiêu dăm, cũng như chọn độ cong, độ dẻo của dăm để khi ghép thân trống không bị vênh với nhau. Trong ảnh: chị Phạm Kim Hoa, vợ anh Thập cẩn thận đo ni từng dăm trống.
vẽ trống , sơn trống Mùa tựu trường hàng năm, xưởng trống của những người thợ Đọi Tam ở Bình Dương bán rất chạy. Anh Phạm Văn Vương tỉ mỉ phết từng lớp sơn lên thân trống.


Trống tại đây làm ra giờ không chỉ bán ra các tỉnh và thành phố lân cận mà đã có mặt nhiều tỉnh vùng xa. Anh Thập vui vẻ cho biết: “Cũng như mọi năm, mùa hè lúc nào lượng trống cũng tiêu thụ mạnh hơn để chuẩn bị cho năm học mới. Năm nay nhiều trường cũng bắt đầu quay trở lại dùng trống như truyền thống xưa nay thay vì dùng chuông nên lượng trống bán được cũng cao hơn, có tuần cơ sở bán được ba, bốn chục cái".


TUẤN LINH
 

^ Về đầu trang