THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌCTHIẾT BỊ ĐOÀN ĐỘIslide1
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Nhom ki thuat
Tư vấn trực tuyến
Tư vấn trực tuyến
Kinh Doanh
0977234398
Tư vấn trực tuyến
Kỹ thuật
0983806917
Tư vấn trực tuyến
Hỗ trợ Nội dung
0975295215
Sản phẩm bán chạy
Đối tác
Trống Múa Lân Http://trongtan.vnTrống Tân ViệtTrống Rượu Vang

 

 

Google+

 

 

Tin Tức Trống Trường Học

TRỐNG LÀNG ĐỌI TAM

TRỐNG LÀNG ĐỌI TAM
Cả một rừng người đứng tràn khắp đôi bờ con sông quê tôi, cờ xí tung bay theo nhịp điệu hồ hởi của cuộc đua ghe vang lừng suốt một quãng sông dài. Tùng, tùng, tùng...! Trống nhịp ba liên hồi thúc giục. Người ta bảo rằng: Phép đánh trống cũng theo từng mùa màng mà biểu diễn. Mùa xuân: ba tiếng, mùa hạ: chín tiếng, mùa thu: bảy tiếng và mùa đông: hai tiếng (xuân tam, hạ cửu, thu thất, đông nhị). Nhưng đấy là phép đánh trống khai trường của những gánh hát bội.

 
Tháng giêng, mùa của Tết, của những tưng bừng hội hè, đã đánh thức tôi đi tìm lại thiên đường ấu thơ huyên náo

 

TRỐNG LÀNG ĐỌI TAM

 

Cả một rừng người đứng tràn khắp đôi bờ con sông quê tôi, cờ xí tung bay theo nhịp điệu hồ hởi của cuộc đua ghe vang lừng suốt một quãng sông dài. Tùng, tùng, tùng...! Trống nhịp ba liên hồi thúc giục. Người ta bảo rằng: Phép đánh trống cũng theo từng mùa màng mà biểu diễn. Mùa xuân: ba tiếng, mùa hạ: chín tiếng, mùa thu: bảy tiếng và mùa đông: hai tiếng (xuân tam, hạ cửu, thu thất, đông nhị). Nhưng đấy là phép đánh trống khai trường của những gánh hát bội.

 

Bây giờ là tiếng trống ầm vang thôi thúc đuổi theo từng nhịp hò của những chiếc ghe đua. Nhịp hò và nhịp dầm bơi khớp vào nhau và từng con thuyền như lướt trên mặt sông lao tới. “Hố xạ/hò hố xạ... Dô ta/hò dô ta. Anh em/dô ta/hăng hái hò reo/dô ta...”. Cứ thế, người cầm mũi từng chiếc ghe đua, đầu chít khăn đỏ như một vị tướng đứng ở vị trí hàng đầu đốc quân, lĩnh xướng nhịp hò cho đồng đội trong ghe đua cùng hò theo. Chẳng những người dưới ghe đua ngất ngây theo tiếng hò và tiếng trống giục ầm vang mà người đứng trên bờ cũng nhún nhảy theo nhịp điệu hò xé sóng của từng con thuyền lướt tới. Những bàn chân lấm láp nhọc nhằn ngày thường được giũ sạch tưởng như muốn bay theo cùng ngọn gió Xuân phơi phới.


Cách đây hơn 10 năm, có lần giáo sư Trần Văn Khê vì mê say những điệu hò vang lừng bến bãi ấy, ông đã cùng tác giả kịch bản phim Dòng sông hát (Trần Thanh Lục) rong ruổi theo một cuộc đua ghe trên sông nước Thu Bồn (Quảng Nam). Rồi bằng cái tài thẩm âm bậc thầy của một nghệ sĩ, ông đã nghe từ những điệu hò ấy âm hưởng khúc thức đắm say nhường nào đã reo lên: “Tuyệt quá! Opera đấy chứ chẳng chơi!”. Ngay đêm ấy, ông nhờ tác giả Dòng sông hát đi mời các cụ ông, cụ bà nghệ nhân trên các vạn đò ven sông quây quần lại hát chèo, hát đua, hát đối cho ông được một lần nghe đến... hả dạ.


Con đò dọc đã chạy qua khỏi quãng sông dậy sóng cuộc đua ghe một đoạn khá xa, vậy mà tiếng trống thúc giục cuộc đua ghe và cơ man âm vang các loại trống khác cứ vang dội trong tôi. Cố nhiên là trong các hội làng, lễ tế kỳ yên hay tế âm linh còn có nhiều loại nhạc cụ khác: đàn cò, đàn nhị, kèn, sáo, chụp chõa..., nhưng bao giờ cũng vậy, tiếng trống lĩnh vai trò khởi xướng trước hết. Cũng bên tả ngạn dòng sông này, cái làng nghề trống Lâm Yên xưa - nay đã là huyền thoại. “Trống Lâm Yên, chiêng Phước Kiều” chính là xứ sở bên dòng sông này đây. Làng Lâm Yên ở vào mạn thượng nguồn sông Vu Gia, còn làng Phước Kiều thuộc vùng hạ lưu sông Thu Bồn. Tuổi thơ tôi từng ngập ngụa giữa vang lừng thanh âm các loại trống trên đường làng quê ngoại. Trống đại, trống trung, trống tiểu... Trong hát bội còn có bộ trống: trống chiến, trống lịnh, trống cơm, trống bản, trống bồng. Thời xưa, người làng nghề trống Lâm Yên đã quảy gánh đi muôn phương rao bán trống. Cái hình ảnh phong sương của một người quảy một đầu cái trống trung, đầu kia vài ba chiếc trống tiểu nhọc nhằn đường xa, mà đã có lần tôi gặp tận đất mũi Cà Mau gợi một nét buồn xa vắng. Cũng như tiếng đàn, trống cũng dìu dặt khúc vui, khúc buồn, khúc sâu lắng, khúc hừng hực trào dâng. Nhạc điệu trống trỗi lên, người ta có thể diễn dịch ra ý nghĩa trong từng điệu thức, ở một ý nghĩa siêu việt, tiếng trống còn là thần thức luôn réo gọi xao xuyến trong mỗi tâm hồn.


Tiếng trống chầu là tiếng trống hút hồn tôi nhiều nhất. Trường hát làng tôi ngày xưa chỉ làm bằng tranh tre sơ sài, ghế ngồi xem là những cây tre dài gác trên hai cây đà dọc. Hằng năm, tiếp theo sau những ngày Tết, các gánh hát: Bầu Toa, Phó Phẩm thường về làng tôi hát, có khi suốt cả tháng giêng. Chẳng phải tôi giỏi giang gì việc thưởng thức trống chầu mà là vì ông cụ tôi thường là người cầm chầu trong những đêm hát bội. Theo ông, tôi được ngồi trên dãy ghế hàng đầu sát bên sân khấu. Có lẽ vì thế mà bao tuồng tích với những gương mặt Đổng Kim Lân, Khương Linh Tá, Địch Thanh... cùng ánh đèn sân khấu và tiếng trống chầu đã ăn sâu vào ký ức.


Nhưng đấy là những khúc vui, khúc lễ lạt hội hè ngày Xuân, tiếng trống làng tôi còn gióng lên khắc khoải một âm vang khác, đó là tiếng trống cầm canh ở đình làng báo an nguy cho con người vào những mùa lũ lụt. Bao mùa mưa lũ, tiếng trống làng thao thức mãi. Những đêm tăm tối mưa gió thét gào đầy trời, làng quê chìm ngập giữa mông mênh nước lũ. Vào những thời khắc nguy nan ấy, tiếng trống đình làng vang lên từng hồi làm yên lòng bao nỗi lo toan. Tùng, tùng, tùng... nhịp đều nhau báo hiệu con nước đang lớn. Tùng, tùng, tùng gấp gáp, hối hả báo hiệu nước lũ lớn nhanh. Tùng... tùng... tùng ngắt quãng, xuôi hồi chầm chậm báo hiệu con nước đang rút. Từng cách đánh vào trống, ông từ (người thủ tự) cùng với cái trống đình gieo neo giữa cánh đồng như người lính tiền tiêu đứng trước phong ba, cảnh báo an nguy cho làng.
***


Giữa bốn bề gió Xuân se lạnh, trên con thuyền khói sương mơ hồ ngược dòng trôi, tưởng như chạm vào bất cứ nơi đâu giữa bao la này, tôi cũng nghe ra được tiếng ngân vang của trống làng!


Nguyễn Nhã Tiên

 

 Trống Trường Học    Trống Đại - Trống Sấm    Trống Chùa    Trống Hội    Trống Nhà Thờ    Trống Đoàn Đội    Trống Đục    Trống Đồng    Trống Đế và Trống Khẩu
    TRống Nhật    Trống Rượu    Trống Lân Sư Tử , Rồng    Trống Giáo Sứ    Thiết Bị Trường Học    Nhạc Cụ Trường Học    Trống Cơm    Thùng Tắm Gỗ    Chậu Gỗ
    Cồng , Chiêng , Lệnh    Sửa Chữa, Mua Bán Trống    Đúc Chuông Chùa    Trống Đọi Tam    Giá Trống    Trống Gỗ    Phụ Kiên Trống    Trống Hát Chèo , Hát Xẩm, Hát Văn, 

 

Mọi Thông tin hoặc tư vấn về sản phẩm Trống Trường Học  quý khách vui long liên hệ

 

 

Văn phòng TP.HCM Văn phòng Hà Nội
 
2/18 Đoàn Thị Điểm - Q. Phú Nhuận
 
Điện Thoại : 0977234398
 
200C5 - Đại Kim - Hoàng Mai 
 
Điện Thoại : 0977.234.398
 
Email : Bomtanviet@gmail.com

 

 

 

 

 

^ Về đầu trang