DANH MỤC SẢN PHẨM
DANH MỤC SẢN PHẨM
Xuân về thì Lân xuất hiện, mà nói về Lân thì người ta liên tưởng đến các đoàn lân mà hầu hết đều xuất xứ từ các võ sư người Hoa ở Sài Gòn.
Lân là con vật không thể thiếu trong ngày xuân
Lân và ông Địa luôn song hành cùng nhau
Không biết lân du nhập vào Việt Nam từ năm nào, chỉ biết Lân theo chân các võ sư của người Quảng Đông và xuất hiện ở vùng chợ lớn vào thập niên 1920 do các tổ sư của các môn phái: Bạch Mi, Thái Lý Phật… du nhập.
Lân được chia theo nhiều cấp bậc, được thể hiện qua các màu sắc: Trắng, đỏ và đen, người ta cho đó là màu trắng của ba vị trong thời Tam Quốc Chí: Lưu Bị (màu trắng, Quan Công màu đỏ, Trương Phi màu đen…
Đẳng cấp của mỗi con Lân được thể hiện qua màu của bộ râu. Màu trắng là lâu đời, phải có tuổi đời hơn 30 năm hoạt động, sau đó là màu đỏ, màu đen tùy theo sự ra đời từ 20 năm hoặc 10 năm.…
Trên thực tế, muốn thành lập một đoàn lân không phải dễ, phải được phép của các bang hội đồng ý, phải có mặt các võ sư có đẳng cấp và tên tuổi. Đằng sau các đoàn lân đều có các mạnh thường quân đầy thế lực ẩn mình giúp đỡ về mọi mặt, đảm bảo sự phát triển của một đoàn lân.
Ngày trước các bộ môn Lân Sư Rồng đều biểu hiện riêng của mỗi sắc tộc, Lân là của người Quảng Đông, Sư Tử đại diện cho người Triều Châu, còn Rồng của người Phước Kiến, mỗi nơi đều có sắc thái riêng, luôn gìn giữ và phát huy ưu thế của mình, chứ không hội nhập như ngày nay, ai cũng cũng có thể đảm nhận nhiều “chức năng” cùng một lúc.
Lân ngày trước được chia ra từng địa phận rõ ràng, không ai được quyền xâm phạm “lảnh thổ” của ai, tuy nhiên trên thực tế, vì tranh giành quyền lợi, vì muốn chứng minh đẳng cấp của mình, đã xảy ra những cuộc tranh hùng đẩm máu, điển hình nhất là vụ tranh chấp giữa đoàn Lân của phái Bạch Mi và đoàn Kim Long của Đường Lang Quyền khi cả hai tranh giành giải thưởng trước nhà hàng Soái Kình Lâm.
Đoàn múa rồng Kim Long có ưu thế người gỏ chiêng đi sát theo rồng nên dễ dàng thí triển tuyệt chiêu, riêng đoàn lân bị lấn áp bởi tiếng chiêng của rồng nên không múa theo nhịp trống được, khi thất bại đã cầu cứu các đoàn lân bạn đến giúp sức, tức nhiên là một trận hổn chiến đã xảy ra, phần thua thiệt về Kim Long không sao tính được bởi sự háo thắng và xem thường đối phương.
Lân và các tuyệt chiêu
Võ sư Hồ Lê Nguyên Khôi, người rất am tường về nguồn gốc... lân
Lân leo cột, một trong những tiết mục khó của... múa trốnglân
Theo võ sư Hồ Lê Nguyên Khôi Chương môn phái Bạch Mi, người khá am tường về “lịch sử” các đoàn lân tại Việt Nam cho biết:” Lân đi biểu diễn cũng đủ trò, hai lân cùng múa gọi là song hỉ, năm lân tượng trưng cho ngũ hành, bảy lân là bảy sắc cầu vồng, còn chín lân là biểu tượng của sự thiêng liêng và tốt đẹp.
Lân râu vàng và râu bạch kim đến múa, tượng trưng cho vàng và bạc, cầu mong gia chủ giàu sang. Lân múa trước bàn thờ Thần Tài, hàm ý cầu mong cho gia chủ làm ăn phát tài, phát đạt.
Một con lân múa đủ bộ gồm có: Lân xuất động, Lân hái lộc, Lân nhã lộc và bước sau cùng là lân lên Mai hoa thung, đây là môn cuối cùng đòi hỏi kỷ thuật cao cấp chỉ dành cho các tay lân có đẳng cấp cỡ “râu bạc” trở lên mới có thể trình diễn các tuyệt kỷ của mình, như ngầm thể hiện ý của gia chủ có nhiều tham vọng trên con đường phát triển sự nghiệp.
Tiết mục Lân xuất động phá hang cua của đoàn Liên Hữu Đường
Nếu như các đoàn như ngày trước do các bang hội, các mạnh thường quân và cả anh chị “giang hồ” quản lý, thì ngày nay, đã có phường, quận, và cao hơn nữa là sở quản lý.
Trong những ngày lễ lớn và nhất là dịp xuân về, các đoàn lân ở khắp nơi thường tựu về biểu diễn, thi thố cùng nhau. Trước đây Sân Tinh Võ ở Quận 5 và khu văn hóa Đại Thế Giới là những điểm thường xuyên tổ chức. Nơi đây hội tụ nhiều đoàn lân lớn như: Liên Nghĩa Đường, Nhơn Nghĩa Đường, Tinh Anh Đường, Hằng Anh Đường, Liên Hữu Đường, Trung Anh Đường, Thắng Nghĩa Đường… Đây là dịp các đoàn trổ tài các tuyệt kỷ công phu của mình, từ nội công, khí công… đến các chiêu mới của Lân như một dịp chào hàng cùng các nhà mạnh thường quân, và cũng là dịp học hỏi tài nghệ lẫn nhau.
Ngày nay đã có thêm Lân ... đèn xuất hiện
Ở những năm thập niên 70, rất nhiều cao thủ trấn thủ mỗi đoàn lân biểu diễn, trong đó người được đánh giá múa trốg lân có nghề nhất là võ sư Trạc Túc thuộc môn phái Bạch Mi, ông được ví là người có những bước bước chân gọn, nhỏ như chân chuột, còn đôi tay nhẹ nhàng linh hoạt như miêu, dù rằng mỗi đấu lân ông múa có khi lên đến… 30 kg, chứ không như những đầu lân ngày nay thường rất nhẹ, chủ yếu chỉ phô diển kỷ thuật, chứ không giỏi về kung fu như ngày trước. Mãi đến thập niên 80 anh em nhà Châu Chảy phái Bạch Mi được sư phụ chân truyền lại được xem là người múa trống lân có bài bản, nhưng hiện nay một người gần như đã bỏ nghề còn một người đã xuất ngoại.
Võ sư Lưu Phước Thanh đã biểu diễn Thiết Đầu Công
Một tiết mục nội công độc đáo của Liên Hữu Đường
Đó là những người múa trống lân theo hệ Kungfu ngày trước, còn ngày nay, những anh tài làm rạng danh cho đoàn lân của mình, đại diện Việt Nam tranh tài trên các đầu trường quốc tế, dành nhiều giải thưởng danh giá như anh em Lưu Quán Phi của Nhơn Nghĩa Đường, Huỳnh Quán Trung, Lương Vỹ Quan, Hoàng Phi Hải của Hằng Anh Đường…
Theo võ sư Hằng Anh Đường cho biết: “Ngày xưa múa trống Lân đòi hỏi người múa phải là một võ sư có đẳng cấp võ thuật của riêng mình, người được cầm đầu lân, là một vinh dự đại diện cho cả một tập thể, nhưng ngày nay, lân đã chuyển hình thức nhẹ nhàng đa dạng hơn, chủ yếu phô diễn các kỷ năng nghệ thuật, trình độ diễn xuất, nên không còn nặng tính “ăn thua” như ngày trước.”.
Điện thoại: 024 39992921
Mobile : 0977.234.398
Điện thoại: 028 36.03.05.07
Mobile : 0983.806.917